Thủ tục giấy tờ cấp giấy phép hoạt động in ấn

1. Thẩm quyền: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.

2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Các cơ sở in thuộc thành phố Hà Nội.

3. Hồ sơ:

3.1. Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở in, mục đích, sản phẩm in chủ yếu).

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có giá trị pháp lý).

- Bản sao bản cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (có giá trị pháp lý).

- Bản sao tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất (bản sao có giá trị pháp lý).

- Sơ yếu lý lịch của giám đốc hoặc chủ cơ sở in (có ảnh, đóng dấu giáp lai ảnh và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú).

- Bản sao văn bằng đào tạo nghề in của giám đốc hoặc chủ cơ sở in; hoặc bản sao chứng chỉ xác nhận giám đốc hoặc chủ cơ sở in đã được bồi dưỡng kiến thức quản lý về in do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp (bản sao có giá trị pháp lý).

- Danh mục thiết bị ngành in (có đóng dấu của đơn vị xin phép) kèm theo tài liệu chứng minh quyền sở hữu của đơn vị xin phép đối với các thiết bị đó (bản sao có giá trị pháp lý).

Cơ sở in phải có đủ các loại thiết bị in và gia công sau in sau đây mới được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: máy in offset; máy dao (máy xén giấy); máy gấp sách; máy đóng sách hoặc máy bắt-khâu thép liên hợp (hoặc máy vào bìa).

3.2. Cấp giấy phép hoạt động in sản phẩm báo chí, tem chống giả

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động in (ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động in; địa chỉ cơ sở in; mục đích, sản phẩm in chủ yếu).

- Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ sở in là doanh nghiệp, sự nghiệp có thu) hoặc quyết định thành lập cơ sở in của cơ quan chủ quản (đối với cơ sở in sự nghiệp - phục vụ nội bộ không in kinh doanh).

- Bản sao bản cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (có giá trị pháp lý).

- Bản sao tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất (bản sao có giá trị pháp lý).

- Sơ yếu lý lịch của giám đốc hoặc chủ sở hữu cơ sở in (có ảnh, đóng dấu giáp lai ảnh và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú).

- Bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý in do các cơ sở đào tạo chuyên ngành về in cấp và kèm theo các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có).

- Danh mục thiết bị in chính (có đóng dấu của đơn vị xin phép).

*. Ghi chú :

- Cơ sở in đã có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm muốn bổ sung chức năng in sản phẩm báo chí, tem chống giả thì chỉ cần gửi công văn xin đổi giấy phép hoạt động in, kèm theo giấy phép hoạt động in đã được cấp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ xem xét cấp đổi giấy phép hoạt động in.

- Trong quá trình thụ lý hồ sơ, Phòng Quản lý Báo chí - Xuất bản xét từng trường hợp cụ thể, sẽ tiến hành kiểm tra thực tế trước khi tham mưu với Ban Giám đốc Sở việc cấp giấy phép hoạt động in.

4. Thời gian giải quyết:

- Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

- Cấp giấy phép hoạt động in sản phẩm báo chí, tem chống giả: 7 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)

5. Các khoản phí theo quy định: không có

6. Cơ sở pháp lý:

- Luật Xuất bản (năm 2004).

- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/08/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

- Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

- Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc UBND cấp tỉnh, phòng VHTT thuộc UBND cấp huyện.

- Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09/7/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

- Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04/05/2001 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Quyết định số 31/2006/QĐ-BVHTT ngày 01/03/2006 của Bộ Văn hoá -Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc ban hành mẫu giấy phép, đơn xin phép, giấy xác nhận đăng ký, tờ khai nộp lưu chiểu sử dụng trong hoạt động xuất bản.

- Công văn số 3101/VHTT-PC ngày 10/8/2001 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có đ/k.

- Chỉ thị số 17/2001/CT-UB ngày 06/6/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22/02/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) hướng dẫn thi hành Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/08/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

Theo www.luattructuyen.net/