Tiêu chuẩn, kích thước giấy cần biết

Định lượng giấy  ''grm '' hay là trọng lượng của một tờ giấy trên 1m2.

Ví dụ nói giấy couches 250grm,  tức là tờ giấy nặng 250gam/ 1m2

Các loại giấy thông dụng:

- Giấy Ford : là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 văn phòng, định lượng thường là 70-80-90g/m2 ... Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm phong bì, tiêu đề thư, hóa đơn, tập học sinh ...

- Giấy Bristol : có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời ... định lượng thường thấy ở mức 230 - 350g/m2. Giấy Ivory cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm.

- Giấy Couche : có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalog, poster, brochure .Định lượng vào khoảng 80-350g/m2.

- Giấy Duplex : có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng giấy thường trên 300g/m2.

- Giấy Crystal: có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couches tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm...

- Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, phủ kim loại, cán có gân, dát vàng, bạc dùng để in bằng khen, thiệp cưới & nhiều  chủng loại khác nữa ...

Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)

* Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước

* Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414

* Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm

* Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)

* Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A

* Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng

Các khổ của dãy A, B và C được tính toán thành bảng số liệu sau đây:

 A Kích thước (mm)

 A0 841x1189 A1 594x841 A2 420x594 A3 297x420 A4 210x297 A5 148x210 A6 105x148 A7 74x105 A8 52x74 A9 37x52 A10 26x37 A11 18x26 A12 13x18 A13 9x13 B Kích thước (mm)  B0 1000x1414 B1 707x1000 B2 500x707 B3 353x500

B4 250x353

B5 176x250

B6 125x176

B7 88x125

B8 62x88

B9 44x62

B10 31x44

B11 22X31

B12 15x22

C Kích thước (mm)

 C0 917x1297

C1 648x917

C2 458x648

C3 324x458

C4 229x324

C5 162x229

C6 114x162

C7 81x114

C8 57x81

- Fort: không “ăn mực”, thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột sổ, note,… Fort là loại giấy trắng ta thường sử dụng hàng ngày

- Các loại giấy nghệ thuật khác: thường đắt tiền. Thích hợp với các ấn phẩm có tính nghệ thuật như thiệp mời, bao thư... Màu sắc in trên các loại giấy nghệ thuật cũng thường không rực rỡ do bề mặt giấy ráp.

Điều gì gây nên sự khác biệt về màu sắc khi in trên các loại giấy khác nhau?

Bề mặt giấy chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sai lệnh về màu sắc khi cùng một thông số màu được in trên nhiều loại giấy khác nhau. Ánh sáng khi phản xạ lại trên các bề mặt có độ phẳng khác nhau sẽ khác nhau.

Giấy càng bóng, láng thì hình ảnh càng đúng màu, sắc nét và rực rỡ. Giấy càng thô, nhám thì hình ảnh sẽ càng sai màu, không rõ và xuống màu.

Một vấn đề cũng làm thay đổi màu sắc hình ảnh trên ấn phẩm là việc cán màng (mờ, bóng) hoặc phủ UV lên bề mặt giấy.

- Màng bóng: tăng tone màu của ấn phẩm.

- Màng mờ: làm dịu tone màu của ấn phẩm.

Do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc cuối cùng của ấn phẩm nên Khách hàng hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Thiết kế - In ấn tư vấn kỹ lưỡng trước khi ra quyết định chọn loại giấy và loại hình cán màng.

Định lượng giấy

Gms hay gsm (gram meter square): đơn vị định lượng giấy - định lượng (gam) trên 1 mét vuông.

Ví dụ: Couche 150gsm - giấy Couche có định lượng là 150 gam cho một 1 mét vuông giấy.

Định lượng càng lớn thì giấy càng dày và giá thành càng cao.

Khổ (kích thước) giấy in

Có nhiều khổ giấy tùy thuộc phần nhiều vào loại giấy. Tuy nhiên, có 2 loại khổ giấy thông dụng là 65x86cm và 79x109cm.

Do kích thước khổ giấy là cố định nên việc chọn kích thước ấn phẩm không phù hợp sẽ làm tăng giá thành in ấn do phần giấy dư sẽ phải bỏ đi trong khi đã được tính vào giá thành.

Khổ 65x86cm rất thích hợp cho những ấn phẩm có kích thước là bội số của A4 như: A5, A4, A3, A2, A1.

The international standard (ISO 216)

 

Japanese B- Series Variant (JIS)

 

ANSI Paper Sizes

Other Paper Sizes

Bổ sung vài kích thước tiêu chuẩn thông dụng khác

Các bạn cần thiết kế có gì cứ gọi 0915666076 nhé

Zimia Printing Design